LĐ có tay nghề dễ xin việc làm sau khi tốt nghiệp.
Thông tin với báo giới, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, năm 2017, sẽ tuyển sinh 2,2 triệu người, trong đó trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 nghìn người; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1,66 triệu người, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho LĐ nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 600 ngàn người; hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật khoảng 20 ngàn người.
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, tình trạng “liên thông ngược” là một điều đáng buồn cho các cử nhân, gia đình và xã hội, bởi nó gây lãng phí thời gian và tiền bạc trong quá trình đào đạo. Tuy nhiên, thực tế này cũng khẳng định thị trường lao động đang cần nhiều lao động có kỹ năng nghề.
Ông Sâm cũng chỉ ra một ví dụ điển hình, hiện nay vào bất cứ doanh nghiệp nào ở các Khu Công nghiệp - Chế xuất đều có thể thấy có tới 95% lao động tham gia sản xuất trực tiếp, số này chủ yếu họ tuyển lao động có chuyên môn kỹ thuật. Số còn lại, chỉ khoảng 5% là lao động gián tiếp làm các công việc liên quan đến hành chính, văn phòng… là yêu cầu trình độ đại học.
Điểm mới trong công tác tuyển sinh năm nay, theo Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp là cho phép các trường được tự chủ tối đa trong tuyển sinh, nhưng phải đảm bảo nội dung tối thiểu mà Bộ LĐTBXH quy định về ngành nghề đào tạo, thời gian, đối tượng và hình thức tuyển sinh.
“Các trường trung cấp, cao đẳng từ năm 2017 sẽ được phép tuyển sinh quanh năm, tổ chức xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia hoặc xét học bạ. Với trình độ trung cấp, các trường được tuyển học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và tương đương trở lên; đối với trình độ cao đẳng được tuyển học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.
Các trường được chọn hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Riêng với môn thi năng khiếu và các môn thi đặc thù, thực hiện theo quy chế tuyển sinh do Hiệu trưởng ban hành”, PGS.TS Cao Văn Sâm- Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết.
Một điểm mới nữa trong công tác tuyển sinh năm nay là học sinh THCS học hệ trung cấp có thể lựa chọn không học văn hóa mà chỉ học chuyên môn (thay vì bắt buộc phải học cả nghề và bổ túc văn hóa như trước).
Theo Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, những em học bổ túc văn hóa thì sau khi tốt nghiệp sẽ có 2 bằng, 1 bằng tốt nghiệp trung cấp và 1 bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa. Bằng bổ túc văn hóa là điều kiện để các em có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học.
Đang có tình trạng “liên thông ngược”
Hiện cả nước có hơn 200.000 cử nhân và trình độ trên cử nhân đang thất nghiệp. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, số cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao. Và đáng buồn hơn, hiện đang có một bộ phận cử nhân đã tốt nghiệp đại học, giấu bằng cử nhân xin đi làm công nhân, hoặc một bộ phận khác quay trở lại xin đi học nghề với hy vọng sẽ sớm tìm kiếm được việc làm.
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, tình trạng “liên thông ngược” là một điều đáng buồn cho các cử nhân, gia đình và xã hội, bởi nó gây lãng phí thời gian và tiền bạc trong quá trình đào đạo. Tuy nhiên, thực tế này cũng khẳng định thị trường lao động đang cần nhiều lao động có kỹ năng nghề.
Ông Sâm cũng chỉ ra một ví dụ điển hình, hiện nay vào bất cứ doanh nghiệp nào ở các Khu Công nghiệp - Chế xuất đều có thể thấy có tới 95% lao động tham gia sản xuất trực tiếp, số này chủ yếu họ tuyển lao động có chuyên môn kỹ thuật. Số còn lại, chỉ khoảng 5% là lao động gián tiếp làm các công việc liên quan đến hành chính, văn phòng… là yêu cầu trình độ là đại học.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cung- cầu bất hợp lý này, đại diện Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: Hiện, công tác dự báo cung-cầu lao động của chúng ta còn hạn chế, vấn đề phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông hiện vẫn chưa được chú trọng.
Về tâm lý, nhiều gia đình vẫn muốn cho con bằng mọi giá phải vào được đại học. Bên cạnh đó, cấu trúc các trình độ đào tạo vẫn chưa hợp lý so với nhu cầu thị trường lao động, xảy ra hiện tượng học xong đại học nhưng không có việc làm, phải đi lao động phổ thông hoặc học nghề để xin vào doanh nghiệp.
Theo Bảo Duy: baomoi.com